Khi cơ thể mất lượng nhiệt nhiều hơn so với lượng nhiệt được sinh ra sẽ rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt. Nếu thân nhiệt giảm quá thấp dưới 35 độ C, nếu không kịp thời xử lý tăng thân nhiệt thì người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng do tim và hệ thống thần kinh không thể hoạt động tốt.
Hạ thân nhiệt: mức độ nguy hiểm và nguyên nhân
Cơ thể người là một “bộ máy phức tạp” với nhiều cơ quan phối hợp hoạt động và luôn thực hiện nhiều phản ứng sinh hóa giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo hoạt động tốt nhất của các cơ quan này, nhiệt độ cơ thể thường duy trì tốt nhất là 37 độ C.
Hạ thân nhiệt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh
Tuy nhiên do nhiều yếu tố từ môi trường tác động, bệnh lý mà nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn. Khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ bình thường thì được gọi là trạng thái hạ thân nhiệt. Tuy nhiên tình trạng này trở nên nghiêm trọng nếu thân nhiệt hạ quá nhiều và kéo dài, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa,…
Thân nhiệt bị hạ càng thấp và càng kéo dài thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
Mức độ nguy hiểm của hạ thân nhiệt
Thân nhiệt hạ thường được đo chính xác nhất là nhiệt độ đo ở hậu môn khi xuống thấp dưới 25 độ C. Cụ thể, hạ thân nhiệt được chia thành các mức độ nguy hiểm như sau:
Nhẹ: từ 35 - 34 độ C.
Trung bình: từ 34 - 32 độ C.
Nặng: từ 32 - 25 độ C.
Nguy kịch: dưới 25 độ C.
Thân nhiệt hạ càng thấp thì càng nguy hiểm đến tính mạng
Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt
Đa phần trường hợp thân nhiệt cơ thể thấp hơn bình thường do thời tiết, môi trường xung quanh lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột. Tình trạng gió mạnh, da nhiễm lạnh hoặc mặc quần áo ướt đều gây ra hiện tượng giảm thân nhiệt. Những người sau uống rượu hoặc ngâm mình lâu trong nước lạnh thường có thân nhiệt thấp hơn bình thường.
Như vậy, hạ thân nhiệt không phải là hiếm gặp và thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Chỉ khi hạ thân nhiệt quá mức và kéo dài, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ và người già sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị hạ thân nhiệt và mức độ nghiêm trọng hơn như:
Độ tuổi
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh khá thường gặp, đặc biệt là trẻ bị đẻ non tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh quá lâu. Bên cạnh đó, người cũng dễ bị thân nhiệt thấp hơn người bình thường, khiến họ sợ lạnh và dễ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, xương khớp liên quan hơn.
Nghiện rượu và nghiện thuốc phiện
Tình trạng này không chỉ khiến sức đề kháng cơ thể giảm sút mà người nghiện rượu, nghiện thuốc phiện thường sợ lạnh hơn bình thường.
Người sử dụng 1 số thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị được biết có thể khiến người bệnh dễ bị hạ thân nhiệt hơn bao gồm: thuốc gây nghiện, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
Người sức khỏe yếu dễ bị hạ thân nhiệt hơn người bình thường
Cơ địa
Người có sức khỏe yếu, sinh non, từng bị nhiễm lạnh thì cơ thể cũng nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh hoặc các yếu tố gây hạ thân nhiệt.
Nhận biết tình trạng hạ thân nhiệt qua những dấu hiệu điển hình
Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh thường cảm nhận thấy rất rõ ràng với các dấu hiệu sau:
Cảm thấy lạnh.
Nổi da gà.
Rùng mình liên tục.
Cảm giác cơ thể không đủ ấm.
Môi thâm, da tái nhợt.
Nếu là trẻ nhỏ, thì da trẻ lạnh, cơ thể yếu ớt.
Nếu thân nhiệt cơ thể thấp xảy ra trong thời gian dài, các hiện tượng nổi da gà và rùng mình có thể biến mất. Thay vào đó, tinh thần của người bệnh sẽ không còn tỉnh táo, thường bị lú lẫn, vụng về và nhiều biểu hiện khác như:
Rối loạn nhịp tim
Hạ thân nhiệt có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc giảm, tăng nhịp tim.
Bỏng lạnh
Tình trạng bỏng lạnh thường xuất hiện đầu tiên với 1 số vùng chịu lạnh nhất của cơ thể, sau sẽ lan dần tới nhiều nơi nếu nhiễm lạnh không được khắc phục.
Cước tay chân
Cước tay chân là hiện tượng xảy ra khi cơ thể nhiễm lạnh kéo dài, gây sưng buốt và ngứa các ngón tay - chân hoặc toàn bộ cơ quan này.
Hạ thân nhiệt kéo dài có thể khiến người bệnh bị cước tay chân
Mất thăng bằng, nói ấp úng
Đây là biểu hiện cho thấy thân nhiệt giảm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
Hoại tử
Hoại tử có thể xảy ra khi cơ thể bị lạnh quá lâu, đây là tình trạng nguy hiểm, cảnh báo người bệnh cần được làm ấm càng sớm càng tốt.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, cần sớm thực hiện các biện pháp tăng nhiệt cho cơ thể và đưa tới bệnh viện cấp cứu. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu người bệnh vốn có sức khỏe không tốt hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Làm gì khi bị hạ thân nhiệt?
Triệu chứng hạ thân nhiệt khá rõ ràng, song vẫn cần xác nhận chính xác tình trạng bạn gặp phải bằng cách dùng nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ cơ thể và độ giảm nhiệt. Điều quan trọng là người bệnh bị hạ thân nhiệt cần sớm được đưa tới bệnh viện kiểm tra và điều trị.
Các biện pháp cấp cứu để giảm tối đa vấn đề sức khỏe do hạ thân nhiệt gây ra cần thực hiện càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là cần đưa người bệnh ra khỏi nơi hoặc tác nhân gây lạnh, đồng thời làm ấm cơ thể đúng cách như sau:
Thức uống ấm sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể tự nhiên
Cởi bỏ quần áo ướt, lau khô và mặc vào quần áo khô ấm.
Dùng thức uống ấm không chứa caffein, trong đó nước trà gừng giúp làm ấm cả cơ thể từ bên trong được nhiều người lựa chọn.
Dùng áo choàng hoặc đắp nhiều lớp chăn khô để giữ ấm.
Tránh gió lùa.
Nhiều người khi trẻ hoặc người trưởng thành bị hạ thân nhiệt muốn làm ấm nhanh chóng nên tiếp xúc nhiệt trực tiếp như: dùng miếng dán tăng nhiệt, xả nước nóng,… Việc làm này có thể gây bỏng và không giúp tăng thân nhiệt hiệu quả.
Xử lý cấp cứu tốt khi bị hạ thân nhiệt sẽ giúp hạn chế tối đa tổn thương cơ thể gặp phải là nhiệt độ thấp gây ra, cũng giúp cho bác sĩ dễ dàng điều trị hơn.
Viết bình luận
Bình luận
Hello World! https://suud06.com?hs=05808ca80545f4f11062a020b0864c8d&
24/11/2022 kro8ug