VHO - “Tôi đã khóc hết nước mắt khi đến bệnh viện nào bác sĩ cũng lắc đầu và bảo rằng chồng tôi phải đoạn chi, thế nhưng gia đình vẫn cố gắng nuôi hy vọng với mong muốn giữ cho ông một đôi chân lành lặn”, bà Phan Thị Mỹ Dung (Bình Dương) vẫn không giấu được cảm xúc khi kể lại câu chuyện cứu lấy đôi chân của chồng mình dù chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi.
Bệnh viện nào cũng bảo phải đoạn chi
Thoạt nhìn vào gương mặt đang nói chuyện tươi cười của người phụ nữ ấy, khó ai có thể đoán rằng bà đã phải trải qua một hành trình gian nan, vất vả và có cả sự dũng cảm, thậm chí là đánh đổi để cứu lấy đôi chân cho chồng mình.
Chỉ vì một cái chai rớt trúng chân mà ông Huỳnh Ngọc Ẩn (Bình Dương) suýt phải bị cắt bỏ một chân vì nhiễm trùng nặng. Nghĩ rằng đây chỉ là một vết thương xây xát nhỏ, ông Ẩn đã dùng thuốc xoa bóp để xoa vào vết thương, dần dà vùng da chân lở loét và lan rộng, lúc này gia đình mới tức tốc đưa ông vào bệnh viện.
Từ một vết thương nhỏ, ông Ẩn cùng gia đình đã hết sức bàng hoàng khi được bác sĩ hội chuẩn và đưa ra kết luận phải đoạn chi (cắt bỏ chân). Từ một người đàn ông khỏe mạnh là trụ cột của gia đình mà giờ đây ông Ẩn phải đối mặt với nguy cơ mất chân vĩnh viễn.
Thế nhưng, không đầu hàng với số phận, bà Dung nuôi hy vọng rằng “còn nước còn tát” và muốn giữ lại cho chồng mình một đôi chân lành lặn, vì thế bà Dung đã quyết định xin chuyển ông Ẩn về Bệnh viện quận Thủ Đức (TP. HCM) để tìm kiếm cơ hội, dù trước đó bệnh viện nào cũng bảo rằng phải đoạn chi.
Khi được chuyển viện, khoa ICU (hồi sức tích cực) của bệnh viện quận Thủ Đức ban đầu cũng đưa ra kết luận phải đoạn chi vì lý do ông Ẩn mang bệnh nền đái tháo đường, nhiễm trùng nặng cùng yếu tố sức khỏe của người lớn tuổi, nếu kéo dài thời gian thì vết thương sẽ hoại tử, lan rộn hơn.
Chính vì thế, nhiều bác sĩ cho rằng, để giữ được tính mạng thì cách nhanh nhất và tốt nhất là đoạn chi. Tưởng chừng như hết cách, đành phải theo sự sắp đặt của số phận thì gia đình bà Dung lại thắp lên được hy vọng mới.
Ths.Bs Châu Hoàng Sinh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện quận Thủ Đức chính là người thắp lên tia hy vọng ấy. Bác sĩ Sinh cho rằng, đối với một người bình thường cái chân thật sự quan trọng, nếu cắt đi thì hệ lụy để lại là rất lớn, nhận định tình trạng của bệnh nhân Ẩn là có thể cứu chữa, nên sau khi cùng nhau hội chuẩn, các khoa đã đưa ra quyết định cố gắng giữ lại chân cho ông Ẩn, trừ yếu tố bất khả kháng.
Bác sĩ Sinh, người đã đưa ra đề xuất giữ lại chân cho bệnh nhân Ẩn
Theo bác sĩ Sinh, thông thường một vết thương phần mềm có thể lành trong vòng một tuần. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh đái tháo đường vết thương ở bàn chân thường chậm lành, có thể kéo dài nhiều tuần cho đến nhiều tháng.
Nhiễm trùng có thể lan rộng dẫn đến phải cắt cụt chân hoặc nặng hơn là nhiễm trùng toàn thân gây nguy hiểm tính mạng. Đúng là việc cắt cụt chi chỉ là biện pháp cuối cùng nếu không thể điều trị được vết loét do biến chứng.
Rất tiếc, nhiều bác sĩ đã chỉ định quá sớm, một số bệnh viện chuyên khoa khi bệnh nhân biến chứng đến là chỉ định cắt. Trong khi đó vẫn có phương pháp khác để bảo toàn chi cho người bệnh.
Đối với trường hợp của bệnh nhân Ẩn, nếu nhìn bằng mắt thường thì vết thương thật sự nặng, thế nhưng sau khi kiểm tra kỹ lưỡng thì bệnh nhân không thiếu máu, cơ hội cứu chữa được là rất cao, nên phía Bệnh viện quyết định không đoạn chi.
Với trường hợp này, cần phải lấy đi những mô cơ thừa để các mô cơ mới hình thành và phát triển nhưng khi lấy đi cần phải cắt thì vết thương sẽ chảy máu, khiến bệnh nhân rất đau khi vết thương quá rộng.
Vết thương cần phải giữ được độ ẩm, nếu khô quá cũng không tốt mà ướt quá sẽ dễ gây nhiễm trùng nặng. Nếu dùng gạc thông thường sẽ dễ bịnh bị dính vết thương, khi lấy ra sẽ rất đau và lấy hết những mô lành.
Chính vì thế cần phải có những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu trên để vết thương bệnh nhân Ẩn được hồi phục.
Theo tìm hiểu của phóng viên, băng vết thương Mepilex sử dụng ở đây với khả năng tự dán và thấm hút tốt, giúp cân bằng môi trường ẩm cho vết thương, lớp chống thấm bên ngoài bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn, hơn nữa còn giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân, giảm tổn thương cho vết thương và vùng da xung quanh trong quá trình thay băng.
Chính vì thế vết thương của ông Ẩn đã mau lành hơn hẳn, thay vì vệ sinh và thay băng gạc mỗi ngày sẽ khiến bệnh nhân đau đớn thì sản phẩm băng chăm sóc vết thương của hãng Mölnlycke phải 2 đến 3 ngày mới thay một lần, giúp rút ngắn thời gian lành vết thương cũng như giảm hẳn chi phí về mọi mặt.
Đôi chân được cứu
Theo một thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng vào xương mà cắt cụt chi thì sẽ chết sau 5 năm. Do đó đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc bảo tồn được chi là vô cùng cần thiết.
Đối với biến chứng cắt cụt chân sẽ tạo gánh nặng kinh tế, tâm lý cho cả bệnh nhân, gia đình và xã hội: làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ…
Khi cắt chi, cuộc phẫu thuật ấy cũng đã là một cuộc đại phẫu, bệnh nhân đã phải đối diện với một cú sốc, đối diện với nhiều nguy cơ, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý người bệnh.
Vì thế, trường hợp của ông Ẩn cũng được coi như đã cứu sống được một mạng người, tạo dựng hạnh phúc cho một gia đình.
Với tình yêu thương và niềm hy vọng rằng đôi chân chồng mình sẽ sớm lành lặn, bà Dung đã cố gắng hết sức mình dù đã qua cái tuổi ngũ tuần. Bà có suy nghĩ sẵn sàng đăng ký tạm trú, tạm vắng tại đây để cùng ông Ẩn “chiến đấu”.
Thế nhưng ngoài sức tưởng tượng của gia đình khi chỉ hơn 1 tháng bàn chân của ông Ẩn đã hồi phục và được tách ghép da để hoàn thiện bước cuối cùng, mang lại cho ông Ẩn một đôi chân lành lặn như người bình thường.
Ông Ẩn, bà Dung cùng đại diện nhà tài trợ vui mung khi ông Ẩn chuẩn bị xuất viện
Bà Dung lăn dài giọt nước mắt chứa chan niềm vui khi kể lại hành trình cứu sống đôi chân cho chồng: “Nó ngoài sức tưởng tượng của mình, khi nhìn đôi chân của chồng được lành và chẳng khác gì với chân bình thường, mình mừng lắm.
Phải cảm ơn đến đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng của bệnh viện quận Thủ Đức đã hết mình, tận tụy chăm sóc cho chồng mình sớm hồi phục. Cũng phải cảm ơn đến Công ty Tân Mai Thành đã hỗ trợ gia đình về sản phẩm băng chăm sóc vết thương và dung dịch tẩy rửa vết thương. Nhờ đó mà thời gian hồi phục vết thương của ông mới được rút ngắn và phần nào giảm bớt chi phí cho gia đình.”
Kể cả đội ngũ y, bác sĩ chữa trị cho ông Ẩn cũng phải ngạc nhiên khi ca bệnh này tiến triển tốt và nhanh hơn nhiều so với dự kiến ban đầu là mất từ 5 đến 8 tháng, bởi lẽ ngoài nhiễm trùng nặng đôi chân, ông còn mắc phải một số bệnh lý nền của người lớn tuổi về tim, phổi.
Nhưng, mọi chuyện đã rẻ sang một hướng mới, mọi người đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi một ca bệnh nữa đã được chữa khỏi thành công. Đó chính là niềm vui của những “chiến sĩ áo trắng” khi tiếp nhận những ca bệnh.
Giờ đây, ông Ẩn đã được xuất viện và trở về gia đình, chỉ cần một thời gian nữa là ông có thể đi lại và sinh hoạt như bình thường. Ông Ẩn chia sẻ: “Dù tuổi đã cao nhưng nếu cưa chân đi thì mình biết sống làm sao.
Mình không muốn làm gánh nặng cho gia đình, cũng không muốn mất đi một phần cơ thể, lại còn không muốn phải nằm một chỗ rồi cả những suy nghĩ tiêu cực phía sau nữa. Nhưng mà mọi chuyện cũng đã qua, giờ đây chỉ biết vui mừng và xin cảm ơn tất cả. Mình như được sống lại thêm một lần nữa vậy.
Hy vọng rằng, các bệnh nhân có nguy cơ đoạn chi như mình cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được cứu chữa hơn nữa.”
Những loại băng gạc & nước rửa vết thương đã điều trị cho bệnh nhân Ẩn
Còn hy vọng nghĩa là còn cơ hội, tưởng chừng như đã “mất hết” nhưng ông Ẩn đã thật sự may mắn khi được quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía.
Từ câu chuyện này, ta có thêm nhiều hy vọng hơn cho cuộc sống này, rằng sẽ có nhiều hơn những ca bệnh được cứu chữa kịp thời, sẽ có nhiều hơn những nhà hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân…
Bá Trường | Báo Văn Hóa Điện Tử
Đăng ngày 10/10/2020
Cứu được đôi chân bệnh nhân lành lặn nhờ băng vết thương Molnlycke
https://chuyengiavetthuong.com/
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.