1. ĐẠI CƯƠNG
Phân loại các dụng cụ trong phòng mổ
Dụng cụ kim loại: dao mổ, kẹp cầm máu…
Dụng cụ bằng vải: áo mổ, gạc che mổ, vải trải mổ…
Dụng cụ bằng cao su.
Dụng cụ mổ nội soi.
Mục đích bảo quản
Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn và kéo dài tuổi thọ của dụng cụ.
Khử khuẩn sau mổ
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Sau mổ sạch: ngâm dụng cụ bằng kim loại với dung dịch sát khuẩn theo thời gian quy định của các nhà sản xuất thuốc sát trùng. Sau đó đưa dụng cụ tiệt trùng. Xếp thành từng hộp cho từng loại mổ. Riêng kẹp cầm máu chỉ được kẹp 1 nấc để tránh cong các răng kẹp.
- Sau mổ bẩn: ngay sau mổ các dụng cụ kim loại này phải được ngâm vào dung dịch sát khuẩn theo thời gian quy định của các nhà sản xuất thuốc sát trùng.
Chú ý: khi rửa dụng cụ kim loại bẩn điều dưỡng phải mặc áo choàng, mang găng, đeo khẩu trang để đề phòng lây bệnh.
2. NỘI DUNG CÔNG TÁC TIỆT KHUẨN XỬ LÝ DỤNG CỤ SAU PHẪU THUẬT
Chuẩn bị cho việc tiệt khuẩn
Dụng cụ được tiệt khuẩn và làm sạch ngay sau khi dùng. Có thể dùng hoá chất hay hơi nước nóng để tiệt khuẩn. Để giúp bảo quản tốt dụng cụ cần thực hiện các việc sau:
Nên để chất tiệt khuẩn tiếp xúc với tất cả các bề mặt dụng cụ.
Loại bỏ ngay những tác nhân gây ăn mòn. Không ngâm dụng cụ trong dung dịch nước muối sinh lý vì chất Cl– gây gỉ sét và rỗ mặt dụng cụ kim loại.
Cần đưa dụng cụ bẩn trong tình trạng khô đến máy xử lý ngay để tránh bị oxy hoá và ăn mòn. Trường hợp dụng cụ bẩn trong tình trạng ướt cần ngâm hoàn toàn trong dung dịch tiệt khuẩn.
Dụng cụ được xử lý bằng máy phải được nhúng trong hỗn hợp dung dịch tiệt khuẩn và làm sạch.
Dụng cụ vi phẫu, thiết bị quang học cần được đặt trong những hộp đặc biệt. Mô-tơ phẫu thuật, dụng cụ nội soi cứng, dụng cụ đàn hồi, hệ thống thở phải được tháo ngay sau khi sử dụng theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bề mặt cần được lau chùi bằng vải không xơ có thấm dung dịch tiệt khuẩn.
Các dụng cụ có khớp, bản lề phải được xử lý với dung dịch bôi trơn, được thực hiện ở lần cọ rửa cuối cùng.
Luôn kiểm tra dụng cụ đã được làm sạch một cách tổng thể.
Tiệt khuẩn và làm sạch bằng tay
Để tiệt khuẩn và làm sạch bằng tay, dụng cụ phải được ngâm trong dung dịch nước tiệt khuẩn và nước làm sạch. Cần phải theo sát hướng dẫn của nhà sản xuất về nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm. Dụng cụ phải được tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch tiệt khuẩn. Nếu sản phẩm dạng bột thì nên hoà tan hoàn toàn trước khi ngâm. Sau khi ngâm dung dịch sát trùng xong thì nên rửa sạch dụng cụ dưới vòi nuớc chảy và làm khô ngay.
Tiệt khuẩn và làm sạch bằng máy
Nhiệt độ dòng nước không được quá 450C vì nhiệt độ cao làm đông đặc protein và gây trở ngại khi làm sạch. Khi làm sạch bằng máy cần chú ý:
Các dụng cụ có bản lề phải được tháo ra.
Không đặt quá nhiều dụng cụ trên khay có lỗ để đảm bảo tất cả dụng cụ đều ngấm tốt.
Những dụng cụ dài, có khoang, hẹp cần được làm sạch trong lòng ống.
Sắp xếp dụng cụ trên khay, không làm hư dụng cụ.
Các dụng cụ không được xử lý bằng máy: mô-tơ phẫu thuật, dụng cụ nội soi cứng, dụng cụ nội soi mềm, các dụng cụ đàn hồi.
Xử lý bằng siêu âm
Xử lý bằng siêu âm là phương pháp thích hợp để lấy đi lớp đóng cứng trên bề mặt một cách hiệu quả, thích hợp cho các dụng cụ vi phẫu. Để đạt hiệu quả cao trong xử lý bằng siêu âm, cần lưu ý:
Đổ dịch vào đến mức đánh dấu. Thêm tác nhân làm sạch hay dung dịch tiệt khuẩn thích hợp vào nước.
Nhiệt độ trên 400C thì tốt cho việc đuổi khí và làm sạch.
Đảm bảo nồng độ, nhiệt độ của dung dịch tiệt khuẩn, làm sạch được duy trì đúng.
Dụng cụ phải được ngập hoàn toàn trong nước.
Những dụng cụ có bản lề cần được tháo rời.
Sắp xếp dụng cụ không để che khuất sóng.
Dung dịch trong bồn siêu âm luôn phải được làm sạch đều đặn.
Sau khi xử lý siêu âm, dụng cụ phải được cọ rửa hoàn toàn bằng tay hay bằng máy với nước sạch hay nước khử khoáng.
Các dụng cụ không được xử lý qua sóng siêu âm: mô–tơ phẫu thuật, nội soi cứng, nội soi mềm, dụng cụ đàn hồi.
Tiệt trùng bằng nồi hấp (autoclave)
Nguyên lý: nồi kín có 2 ngăn với vỏ dày bằng thép. Ngăn ngoài chứa nước, ngăn trong chứa các hộp hấp, giữa 2 ngăn có lỗ cho hơi nước qua. Nồi nước này đun sôi dưới áp lực, do đó có đồng hồ đo áp lực và một nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. Để đảm bảo an toàn cho nồi hấp phải có van để khi quá áp lực thì hơi thoát qua van này.
- Vận hành:
Mở nắp đặt đồ vải định hấp vào trong nồi hấp.
Đổ nước cất qua vòi tới mức quy định của nồi.
Đậy nắp và vặn các vít giữ nắp, kiểm tra van an toàn.
Đun sôi nước bằng điện. Theo dõi nhiệt độ và áp lực trên đồng hồ.
- Chuẩn bị:
Thực hiện với nước bão hoà ở 1340C.
Đóng gói phải tiêu chuẩn hoá thích hợp cho các dụng cụ được tiệt trùng.
Hơi nước được sử dụng để tiệt trùng phải không có nguy cơ nhiễm trùng.
Trọng lượng các khay lỗ có chứa dụng cụ không được quá 10kg.
Sau tiệt trùng các dụng cụ cất giữ trong tình trạng khô.
Các dụng cụ hấp được ở nhiệt độ 1340C: mô-tơ phẫu thuật, nội soi cứng, dụng cụ đàn hồi. Dụng cụ nội soi mềm không tiệt trùng bằng phương pháp này.
Tóm lại tất cả các dụng cụ vật liệu phải đảm bảo vô khuẩn trước khi tiến hành mổ. Các hộp hấp chưa dùng đến sau 7 ngày phải hấp lại. Nếu hộp hấp vô trùng đã mở 1 lần thì các dụng cụ còn lại phải để trong hộp chứa trioxymethylen. Cần chú ý đối với dụng cụ kim loại vì đắt tiền và dễ hỏng.
Viết bình luận
Bình luận
Hello World! https://323av7.com?hs=146afb38d268fbba217ebfb4ed27a366&
24/11/2022 ed5hvg